Kỹ thuật thua hoạch và bảo quản trái cây

10:01:00 08/01/2015

Thua hoạch và bảo quản trái cây là một yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo cho trái cây giữ được giá trị và có sức cạnh tranh trên thị trường sau đây chúng tôi giới thiệu kỹ thuật thu hoạch và bảo quản một số loại trái cây.

Thu hoạch, bảo quản xoài

1. Thu hoạch: - Thu hoạch lúc trái đã đạt kích thước tối đa, no trái, vỏ trái chuyển sang màu vàng, xung quanh trái có lớp phấn mỏng. Có thể kiểm tra độ trưởng thành của xoài bằng cách dùng kim ghim vào đuôi xoài, nếu kim không qua được là hạt xoài đã cứng, trái đủ già, hái được.

- Tốt nhất nên thu hoạch xoài từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì lúc này xoài ít mủ nhất.

- Hái xoài bằng tay hoặc bằng lồng, khi hái chừa cuống khoảng 2 – 5 cm cho trái ít chảy mủ. Hái từng quả một.

- Trải xoài trên lớp báo hoặc lá khô cho ráo mủ. Sau đó xếp xoài vào sọt có lót giấy mềm hoặc lá khô xung quanh và dưới đáy sọt.

- Lúc đặt trái xoài vào sọt nên đeo găng tay hoặc dùng hai ngón tay cầm nhẹ trái, tránh làm mất phấn trên trái.

- Tránh để cuống trái đâm vào các trái khác.

- Nên đặt sọt xoài nơi bóng mát, tránh để nắng rọi trực tiếp vào trái xoài.

2. Cắt tỉa:

- Tỉa bỏ hết lá trên cuống để hạn chế mất hơi nước và giữ xoài lâu hơn

- Loại bỏ hết các trái bị xây xát, hư thối.

3. Làm sạch:

- Dùng giấy mịn lau sạch vết bẩn, bồ hóng trên trái.

- Tránh lau mạnh tay dễ làm mất phấn trên trái.

- Dùng nước phèn chua thấm vào vải mềm để tẩy vết mủ trên trái xoài.

4. Đóng hàng:

- Với số lượng nhỏ có thể dùng giấy mềm hoặc bao xốp có lỗ bọc từng trái trước khi cho vào thùng.

- Đóng hàng vào thùng phải nhẹ nhàng, sạch sẽ, tránh làm trái bầm dập, xây xát.

            - Không xếp xoài quá đầy thùng. Chọn nơi thoáng mát để đóng xoài vào thùng.

 - Khi sang thùng phải bốc từng trái, không nên đổ ào một lượt.

 5. Vận chuyển:

- Khi vận chuyển, hạn chế trái xoài bị lay động nhiều bằng cách chọn thùng vừa phải, chất xoài đầy thùng, không được để lưng thùng.

- Không được chất các thùng xoài chồng lên nhau. Hoặc có thể xếp chồng chúng lên nhau khi có tấm ván ngăn giữa các tầng.

- Không chất các thùng xoài ngoài trời nắng hoặc nơi ẩm thấp.

- Vận chuyển đi xa nên chọn lúc trời mát mẻ, đậy kỹ khi gặp nắng, trong xe phải được thông thoáng.

6. Bảo quản:

- Nhúng xoài vào trong nước ấm (520C) trong vòng 5 phút trước khi bảo quản để ngăn chặn bệnh thán thư.

7. Cách rấm chín:

- Dùng đất đèn gói kín trong vải mỏng hoặc giấy để dưới đáy thùng hoặc các chum, vại sành. Nhớ không để xoài tiếp xúc với đất đèn.

- Đậy kín thùng trong 1- 3 ngày thì xoài chín.

- Sử dụng 5 g đất đèn cho mỗi thùng 20 kg xoài.

Thu hoạch và bảo quản sầu riêng


- Phương pháp thu hái Sầu riêng (đặc biệt với giống sầu riêng cơm vàng hạt lép): Nếu dùng cho ăn tươi nên thu hái vào khoảng từ 113-118 ngày sau khi đậu trái; nếu dùng cho bảo quản để vận chuyển đi xa nên thu hái sớm hơn vài, ba ngày (khoảng 110 ngày sau khi đậu trái).

Biểu hiện bên ngoài: vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu đồng vàng nhạt. Trên mặt vỏ xuất hiện đường thẳng rõ nét chạy từ trên xuống qua các gai theo hình múi quả. Phần nối giữa cuống quả và thân cây rất dễ tách ra (nhà vườn quen gọi là “tróc đĩa”). Quả có mùi thơm nhẹ, thịt quả mềm, màu vàng ươm, vị ngọt đậm, béo ngậy, ăn không sượng. Nếu thu hái sớm hơn thì vỏ còn xanh, thịt còn trắng, ăn không ngọt, không thơm, quả dễ sượng.

- Bảo quản : Có nên bảo quản trái sầu riêng bằng thuốc trừ nấm Carbenzim không?

Thời gian gần đây, ở Tiền Giang và một số địa phương các tỉnh lân cận xuất hiện tin đồn thất thiệt “ăn sầu riêng bị bệnh ung thư”, từ việc một số nhà vườn và chủ vựa trái cây trước khi thu hoạch ít ngày và sau khi thu hoạch đã trét Carbenzim (tên thương mại của Carbendazim) đậm đặc vào đít trái sầu riêng nhằm mục đích bảo quản được lâu.

Carbendazim là loại thuốc trừ nấm phổ rộng, được sử dụng để phòng trừ nhiều loại nấm gây bệnh đốm lá, cháy lá, thối trái, ghẻ, phấn trắng,… trên nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, rau và cây ăn trái. Thuốc Carbendazim có thể được xử lý theo nhiều cách khác nhau: Đối với cây ăn trái có thể phun lên cây, tiêm vào thân cây, phun lên trái, nhúng trái sau thu hoạch vào dung dịch thuốc pha loãng để bảo quản.

Vấn đề người tiêu dùng quan tâm: Carbendazim có nguy cơ gây bệnh ung thư không? Thông tin do Trung tâm Kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Nam khẳng định rằng Carbendazim có độc cấp tính thấp, không gây đột biến di truyền. Liên minh châu Âu (EU) và cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARA) không đưa Carbendazim vào danh sách các chất có khả năng gây ung thư. Riêng cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USRPA) xếp chất này vào nhóm C – có thể gây ung thư.

Trung tâm Kiểm định thuốc bảo vệ thực vật phía Nam còn cho rằng: Carbendazim xâm nhập vào cơ thể động vật máu nóng chủ yếu qua đường miệng, không xâm nhập qua da. Khi đã xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, Carbendazim sẽ nhanh chóng được chuyển hóa và loại thải qua nước tiểu và phân. Dựa trên phân tích khẩu phần ăn hàng ngày và mức dư lượng tối đa cho phép, các tổ chức UNEP/ILO/WHO xếp Carbendazim vào nhóm ít có khả năng gây nguy cơ về sức khỏe đối với cộng đồng.

Để trấn an người tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông tin cho nhà vườn, ngày 6/6/2007, tại xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Cục bảo vệ thực vật đã phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam, Sở Nông nghiệp & PTNT Tiền Giang và chính quyền địa phương tổ chức cuộc Hội thảo với sự tham gia của hơn 100 nhà vườn trồng sầu riêng của xã Ngũ Hiệp, Tam Bình và vùng lân cận thuộc tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, cán bộ quản lý địa phương từ xã đến huyện đã cùng các nhà khoa học và hàng chục nhà báo quan tâm cùng tham dự.

Tại cuộc Hội thảo đã thảo luận xung quanh tác dụng của loại thuốc trừ nấm Carbendazim: lợi và hại của nó trong quá trình sử dụng bảo vệ cây ăn trái, trong đó có cây sầu riêng. Mục tiêu chính của Hội thảo là tìm xem Carbendazim có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không? Đa số các đại biểu đều thống nhất mặt tích cực của thuốc này là góp phần bảo vệ sản phẩm cây ăn trái: giữ vững năng suất và không ảnh hưởng đến chất lượng của quả thương phẩm, còn tác hại đến sức khỏe con người thì ít có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, các cơ quan chức năng trên thế giới vẫn còn ý kiến khác nhau, cho nên vì sức khỏe cộng đồng, vì an toàn thực phẩm, Hội thảo khuyến nghị: “nhà vườn, chủ vựa trái cây tuyệt đối không trét Carbenzim vào trái sầu riêng; người tiêu dùng không mua, không ăn sầu riêng có trét thuốc Carbenzim” và khuyến nghị trên đã được ban tổ chức yêu cầu thực hiện.

Thu hoạch, bào quan ổi

Thu hoạch : Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh lạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ.

Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém. Ở miền Nam, điều khiển bằng đốn tỉa, tưới bón có thể chín vào cuối năm, mùa khô chất lượng tốt hơn khi chín vào mùa mưa. Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7 : 50 tấn/ha và hơn.

Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn.

Bảo quản:

Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 15oC độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ.

Thu hoạch và bảo quản mít tố nữ
1 .Thu hoạch: - Thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng. - Thu hoạch từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Hái nhẹ nhàng. - Khi hái không quăng ném. Giữ không làm gãy gai mít hay làm sứt cuống mít. - Sau khi hái, đặt mít nằm ngang, cuống trái quay xuống thấp cho mủ chảy ra. Không để mít chồng lên nhau.

2. Tỉa bỏ, phân loại

- Cắt bỏ các lá còn lại trên cuống.

- Loại bỏ những quả bị sâu bệnh, xấu mã

- Phân loại tùy theo trọng lượng

Loại 1: những trái nặng trên 1 kg

Loại 2: những trái nặng dưới 1 kg

3. Đóng gói:

- Xếp mít tố nữ thành từng lớp vào cần xé hoặc sọt có lót lá hoặc rơm dưới đáy hoặc xung quanh thành cần xé.

- Khi xếp quay cuống trái lên phía trên

4. Vận chuyển:

- Dùng giấy hoặc lá có khổ lớn bọc xung quanh từng trái để tránh xây sát khi vận chuyển.

- Tránh va lắc khi vận chuyển. Không dùng sọt quá lớn hay quá nhỏ.

- Bảo đảm mít được thông thoáng, không bị nóng khi vận chuyển.

5. Bảo quản:

- Để nơi khô ráo và thoáng mát.

- Tránh để mít bị mưa, nắng.

6. Cách giấm chín:

- Dùng lá chuối khô hoặc giấy hay rơm lót bên dưới và xung quanh chum hoặc sọt.

- Gói đất đèn trong giấy để dưới đáy chum hoặc sọt, sau đó xếp mít lên trên. Dùng bao tải hoặc giấy đậy kín chum hoặc sọt lại. Thời gian giấm khoảng 48 giờ.

Thu hoạch và bảo quản măng cụt
- Thu hoạch Hái lúc trái có màu hồng, khi hái phải thật cẩn thận và giảm đến mức thấp nhất sự xây xát và va chạm mạnh trên trái, nên dùng dụng cụ để hái trái.

- Bảo quản

Bảo quản ở 2oC giữ đ­ược 21 ngày như­ng nếu chứa trong túi plastic kín sẽ

Bảo quản ở 13oC: chứa trái trong túi plastic có đục lỗ sẽ giữ đư­ợc 28 ngày.

Nếu trồng măng cụt đư­ợc nhiều trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thu hoạch sớm, mỗi cây chỉ cần đạt 80 kg trái, thì cây măng cụt mang lại hiệu quả kinh tế rất khá cho nhà vư­ờn. Do cây  măng cụt có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, Trung tâm Cây ăn quả Long Định mong bà con làm vư­ờn ở Lái Thiêu, Chợ Lách sớm củng cố lại v­ườn măng cụt của mình và mở thêm diện tích trồng mới, tăng nhập gia đình và làm giàu cho đất nước.

Nguồn: bancuanhanong.com

 

Đánh giá:

 

                   

0/5 (0 bình chọn)

 

Đang xử lý...