Một số bệnh thường gặp ở cút

09:01:00 20/01/2015

Chim cút (cút) ít mắc bệnh hơn gà và bệnh với mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, do nuôi thâm canh và điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt… nên bệnh cút ngày càng nhiều và phức tạp hơn sau đây là một số bệnh thường gặp và cách phòng chống.

Bệnh Thương hàn

Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonellosis gây ra. 1. Triệu chứng: tỷ lệ trứng giảm từ 10-30%, ăn giảm, ủ rũ, phân loãng và trắng, chết. Trứng cút bệnh có dính máu, trứng nhọn và mềm. Cút con thấy phân chảy có màu trắng, đứng ủ rũ, mắt lim dim, khô chân xù lông, xã cánh và chết.

2. Bệnh tích: Gan sẫm màu có lấm tấm xuất huyết trong những ngày đầu, sau hoại tử trắng như đinh ghim. Mật sựng to. Ruột tụ máu và xuất huyết. Nếu kéo đài có hoại tử viêm loét từng đám. Buồng trứng bị teo và tích máu.

3. Phòng bệnh:

- Chloramphenicol 250 mg/lít nước uống

- Teramycin 250 mg/lít nước uống  hoặc Neotesol

Nghiền nhỏ 2 viên thuốc trên pha chung trong 1lít nước cho uống liên tục 4 ngày (nếu nước và thuốc hết tới đâu thì pha bổ sung tới đó) sau nghỉ 3 ngày sử dụng 6 tuần liền đối với cút thịt. Còn cút để dùng liên tục trong thời gian đẻ, nhưng mỗi tuần chỉ dùng thuốc phòng 3 ngày, nghỉ 4 ngày.

Ngoài ra, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau:

  • Neotesol 2,5g/1 lít nước uống (1/2 muỗng cà phê)
  • Amfuridon 6g/lít nước uống
  • Neo-Terramycin 500mg/ lít nước uống
  • Chlotetrasol 2,5 mg/ 1lít nước.
  • T.T.S. 2,5 kg/1 lít nước uống.

Liệu trình cũng pha nước uống như trên.

4. Trị bệnh: Dùng 1 trong những loại kháng sinh trên nhưng liều tăng gấp đôi và liệu trình điều trị 5 –7 ngày mới ngưng.

Bệnh thiếu Vitamin E

Có tác dụng kích thích tăng trưởng, đẻ nhiều, tăng tỷ lệ đậu thai, chống bệnh ngoẹo đầu do nhũn não. Triệu chứng: có triệu chứng thần kinh, đi không vững, ngoẹo đầu ra sau hoặc gập xuống bụng, co giật, co quắp ngón chân. Ăn uống bình thường, phân bình thường. Có con sưng phù đầu, cổ và ngực, đẻ giám 10-60%. Trứng ấp phôi nở thấp.

Bệnh tích: thủy thủng tổ chức dưới da. Cơ bắp ngực và đùi bị thoái hóa màu trắng, teo cơ. Các phủ tạng khác bình thường.

Biện pháp phòng và trị bệnh:

a. Phòng bệnh: Bổ sung vào thức ăn hay nước uống ngay từ ngày đầu các chất có Vitamin E :

- Polyvit Philazon:

+ Trộn vào thức ăn: 2g/10 kg thức ăn cho cút con và cút thịt;

                               5g/10kg thức ăn cho cút đẻ.

+ Hòa vào nước uống: cút thịt 1g/3 lít; cút đẻ: 1g/lít nước.

- Vitamix:

+ Trộn vào thức ăn: 20-30g/10 kg thức ăn cho cút con và cút thịt;

      + Hòa vào nước uống: cút thịt 1-2g/3 lít nước;

- Embavit: Trộn vào thức ăn: 20-40g/10 kg thức ăn.

b. Trị bệnh: tăng gấp đôi liều phòng.

Bệnh mổ lông

Bệnh xảy ra ở cút 20-40 ngày tuổi và cút đang đẻ. bệnh không gây chết nhưng chậm lớn, đôi khi chết do cút mổ lòi ruột và tử cung của nhau.

Nguyên nhân: Do thiếu Methionin là một axit amin rất cần thiết cho gan và tham gia vào quá trình tạo lông. Thiếu các chất xơ.

Biện pháp phòng và trị bệnh

a. Phòng bệnh: Bổ sung đầy đủ vào khẩu phần ăn những Premix Vitamin (Polivit, Phylasol,...) và premix khoáng. Đặc biệt giai đoạn 20-40 ngày tuổi tăng lượng premix có chứa Methionin và rau xanh hay bột cỏ từ 2-3%.

b. Trị bệnh: methionin 40-100g/10kg thức ăn, bột cỏ 300-500g/kg thức ăn.

Bệnh CRD

Bệnh CRD là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma gây nên. Bệnh CRD gây viêm đường hô hấp từ xoang mũi, thanh quản, lây nhiễm qua đường hô hấp là chính, cũng có thể lây qua trứng khi vỏ trứng bị nhiễm mầm bệnh, lúc cút con nở ra hít phải mầm bệnh sẽ bị lây bệnh.

Triệu chứng:

Chim cút khó thở, sức ăn giảm hẳn, chảy nước mũi kêu quéc quéc, tỷ lệ đẻ giảm. Bệnh nặng, cút bỏ ăn và chết. Bệnh dễ nhầm với bệnh cảm cúm ở cút, nếu cho uống nước gừng, sả càng làm cho đàn cút bị lây lan nhiều và thiệt hại càng lớn.

Bị bệnh CRD cút sẽ bị nhiễm E.coli kế phát làm cho tình trạng sức khỏe của cút càng suy sụp hơn.

Bệnh tích

Nếu mổ dọc đường hô hấp từ xoang mũi vào tới phổi thấy có dịch nhầy rất nhiều. Phổi bị phù thũng nếu bệnh nặng, thành túi hơi dày lên và có kén trắng,...

Biện pháp phòng trị

- Phòng bệnh:

Giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, nhất là đối với đàn cút con trong giai đoạn 2-6 tuần tuổi và đàn cút đang đẻ trứng.

Thường bệnh xảy ra vào mùa mưa nhiều hơn, nên cần che chắn kỹ không để gió lùa và mưa tạt vào chuồng.

Vào thời điểm trời mưa nhiều, thay đổi nhiệt độ lớn, độ ẩm không khí cao cần dùng kháng sinh pha nước cho cút uống liên tục trong nhiều tuần. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh sau: Suanovil 50 pha 0,5g/lít nước uống, Tylan 50 pha 5ml/lít nước uống, Norfloxillin pha 2ml/lít nước uống.

- Điều trị:

Vẫn sử dụng các loại kháng sinh trên nhưng liều lượng tăng gấp đôi, dùng liên tục từ 5-7 ngày khi đàn cút đã có biểu hiện bệnh CRD. Cần tách riêng những con bị bệnh để điều trị.

Bệnh cầu trùng

Bệnh gây ra do một loại ký sinh trùng hình cầu, ký sinh ở ruột phá hoại các tế bào niêm mạc ruột gây xuất huyết và tiêu chảy ra máu. Bệnh nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống hoặc ruồi, chuột mang mầm bệnh từ nơi khác nhiễm vào thức ăn cho cút.

Khi cầu trùng sống trong biểu mô đường tiêu hóa, chủ yếu ở ruột non và manh tràng. Cầu trùng đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, trong điều kiện ẩm thấp noãn nang phát triển rồi nhiễm vào thức ăn cho cút gây nên bệnh. Vì vậy lứa tuổi nhiễm bệnh thường từ 5 ngày trở đi.

1. Triệu chứng:

- Cút ăn ít, long xù, phân có lẫn máu tươi hoặc màu xám đôi khi có lẫn bọt. Cút con thường phát bệnh trong thời gian từ 5-15 ngày tuổi. Trên lứa tuổi trên vẫn bị nhưng nhẹ hơn.

2. Bệnh tích:

- Phần ruột non và 2 manh tràng (nhất là đoạn cuối của 2 manh trành) có những đoạn  phình to nhìn ngoài thấy đen, mổ ra có máu.

3. Biện pháp phòng và trị bệnh

a. Phòng bệnh: Trộn 1 trong những thuốc sau vào thức ăn hay nước uống dể phòng bệnh trong thời gian từ 5-15 ngày tuổi.

- Rigecoccin trộn 1g/10kg thức ăn.

- Antuoc pha 1g/1 lít nước uống.

- Amfuridon pha 6g/1lít nước uống

- Furazolidon trộn 2g/10kg thức ăn.

b. Trị bệnh: Dùng 1 trong những loại thuốc tăng gấp đôi liều dung lien tục 7-10 ngày. Đối với cút đẻ nên dung Rigecoccin hay Anticoc hoặc Amfuridon thì tỷ lệ trứng đẻ không giảm.

Bệnh bại liệt và đẻ non

 Bệnh xảy ra ở cả 2 loại cút (cút thịt và cút đẻ). Ở cút đẻ xuất hiện đẻ non và bại liệt. Có 2 nguyên nhân dẫn đến triệu chứng trên:

1. Do thiếu vitamin B1, B3, B6, và D

2.Thiếu khoáng can xi (Ca), phốt pho (P) và mangan (Mn): làm chỗ xương bị yếu dẫn đến bại liệt. Đồng thời cút đẻ giảm và đẻ non vì thiếu Ca, P, Mn là những nguyên liệu trong cấu trúc của xương và vỏ trứng.

Biện pháp phòng và trị bệnh:

a. Phòng bệnh: Trộn vào thức ăn cho cút thịt và cút đẻ đủ lượng chất khoáng và Vitamin theo quy định trong khẩu phần.

Những nguyên liệu chứa vitamin B1, B3, B6, và D gồm: Polyvit, Vitamix, Embavit, Vitaperos, Phylazon.

Những nguyên liệu chứa chất khoáng Ca, P, Mn gồm: plastin Tiệp, Premix Hungari, bột xương, sò, bột Mangan.

b.Trị bệnh: điều chỉnh, bổ sung các nguyên liệu trên vào thức ăn hay nước uống tăng gấp ruỡi lần quy định trong khẩu phần.

 

 

Đánh giá:

 

                   

1/5 (2 bình chọn)

 

Đang xử lý...