Kỹ thuật trồng dưa hấu có trải bạt nhựa

04:12:00 21/12/2014

Việc dùng bạt nhựa dẻo (Plastic) để trồng dưa hấu, cà chua, ớt, dưa leo… rất phổ biến ở các nước trên thế giới như Đài Loan, Thái Lan, Malaysia… vì tiện lợi và hiệu quả kinh tế. Những năm gần đây đa số bà con nông dân ở các tỉnh miền Nam và miền Trung đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này để trồng dưa hấu cho kết quả rất tốt.

1. Đặc tính của bạt nhựa
Vải bạt (plastic) là một loại nhựa dẻo, mỏng, một mặt có màu đen và mặt bên kia có màu trắng, tráng bạc, có chiều ngang là 0.9 m, chiều dài 400 m cuốn tròn thành một cuộn nặng khoảng 8,5 – 9 kg. Có 2 loại bạt nhựa, bạt nhựa Đài Loan và bạt nhựa Malaysia do công ty Trang Nông phân phối có thể sử dụng 2 vụ trồng.
Lợi ích của việc sử dụng bạt nhựa
- Tạo nhiều ánh sáng (mặt tráng bạc phản chiếu ánh sáng mặt trời) giúp cây quang hợp thuận lợi, kích thích cây phát triển mạnh.
- Hạn chế được côn trùng phá hại như bọ trĩ (Thrips), sâu xanh, sâu đất…
- Hạn chế được bệnh do tạo được môi trường thông thoáng, sạch sẽ, trong mùa mưa không bị đất cát dính lá làm lây lan mầm nấm bệnh.
- Hạn chế được cỏ dại: hầu hết các loại cỏ dại không phát triển được do đó ít tốn công lao động làm cỏ.
- Hạn chế được công lao động tưới nước, tránh bốc thoát hơi nước, phân bón, không bị xói mòn đất, trôi phân trong mùa mưa.
- Tạo môi trường bên trong luống hoàn toàn tối, thuận lợi cho bộ rễ cây trồng phát triển tối đa vì khi gặp ánh sáng mặt trời, đầu rễ của cây ngưng phát triển thêm nữa.
- Trồng các loại hoa màu trái vụ, nhất là vào mùa mưa.
- Dễ quản lý đồng ruộng, sử dụng ít công lao động, có thể trồng trên diện tích lớn mà vẫn cho năng suất cao hơn trồng trên đất không có trải bạt.

2. Chuẩn bị đất
Đất trồng dưa hấu trước đó phải được luân canh ít nhất là 3 vụ với lúa nước hoặc bắp… (không luân canh với cây họ bầu, bí như: dưa hấu, dưa leo, khổ qua, bí rợ, bí đao…). Trồng trong mùa mưa nên chọn đất cao, thoát nước tốt. Trồng dưa hấu có trải bạt (plastic), khâu làm đất được tiến hành thứ tự như sau:
- Đất phải cày bừa tơi xốp, bón vôi 100% cả vụ vào 10 ngày trước khi bón lót.
- Dùng trâu hoặc bò cày một đường cày rải phân lót (100% phân chuồng, 40-50% lượng phân hóa học cho cả vụ) sau đó cày ba đường cày lấp phân ngược chiều nhau, dùng cuốc sửa luống, mương nước cho ngay thẳng. Thường luống có chiều cao 40 cm, chiều ngang 1 m, đường mương rộng 40 cm. Kế tiếp trải bạt lên mặt luống dùng đất hoặc thẻ tre mỏng dằn bạt cho cố định để phòng gió làm bay rách bạt, dẫn nước vào mương dễ cân mực nước.
- Dùng một cây đục lỗ vải bạt đường kính khoảng 7 cm, cán dài 70 cm đục dọc theo mé mương nước theo khoảng cách định trước, chiều cao các lỗ đục bằng nhau. Trồng cây ở vị trí này.
- Nếu bố trí trồng với khoảng cách hàng đôi cách hàng đôi 4,5 – 5m thì yêu cầu cần khoảng 1 cuộn bạt/1000m2.

3.Ngâm ủ hạt giống
Tùy theo giống, lượng hạt giống cần gieo trồng từ 35-45 gram/1000m2. Trình tự ngâm ủ hạt giống như sau:
- Ngâm lô hạt trong dung dịch thuốc Benlate C hoặc Funomyl. Pha thuốc trong nước theo tỷ lệ 1/1000, thời gian từ 15-30 phút.
- Vớt hạt, rửa sạch ngâm trong nước từ 4 – 5 giờ.
- Vớt hạt rửa sạch nhớt, để thật ráo nước.
- Đổ hạt vào khăn ẩm, sạch (đã vắt kiệt nước), gói lại, cho vào bao nylon (polyethylene) cột kín miệng, chống bốc thoát hơi nước.
- Ủ hạt ở nhiệt độ thích hợp nhất 300C, nếu mùa lạnh hoặc trời mưa nên cung cấp thêm nhiệt bằng cách đốt đèn.
- Thời gian bắt đầu nảy mầm là từ 32 – 40 giờ sau khi ngâm hạt giống. Chọn những hạt bắt đầu nẩy mầm đem gieo ngay, những hạt chưa nẩy mầm ủ lại, gieo tiếp ở lần sau.
Chú ý: Sử dụng nước ngâm ủ hạt giống không bị phèn mặn, độ pH thích hợp nhất từ 6 – 6,5.

4. Gieo hạt: Có 2 cách gieo
a) Gieo vào bầu:
- Làm bầu đơn giản bằng lá chuối hoặc bao nylon có đường kính 4 -5 cm, chiều cao 8 cm.
- Đất vô bầu được trộn đều giữa: đất mặt – tro trấu – phân chuồng hoai mục – lân (super lân) theo tỷ lệ 3-1-1-0,5% và trộn thêm Furadan hạt, Funomyl hoặc Thane M 80WP để phòng ngừa sâu bệnh hoặc chỉ trộn 1 loại phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc.
- Đất bầu không để bị nén chặt, úng nước và tránh đặt bầu cây con nơi râm mát làm cây mọc vươn cao và ốm yếu. Vào mùa mưa nên làm mái che cây con để phòng mưa lớn làm hư hại, sau khi mưa nên cuốn mái che ngay để cây con đủ ánh sáng.
b) Gieo thẳng
- Gieo hạt trực tiếp lên líp trồng có ưu điểm là tiết kiệm công lao động, cây phát triển mạnh hơn trồng bầu cây con. Tuy nhiên, mặt đất nơi gieo cần phải bằng phẳng, tơi xốp và luôn luôn đủ ẩm để hạt mầm dễ phát triển, phòng trừ sâu bệnh tốt để bảo vệ cây con ngoài đồng.
- Gieo hạt nẩy mầm thẳng đứng, đầu rễ mầm hướng địa, chóp hạt ở vị trí ngang với mặt đất, rải một lớp mỏng phân chuồng hoai nhuyễn lấp hạt. Ngoài ra, gieo đủ số cây ngoài đồng, cần phải gieo thêm 10 – 15 % trên tổng số cây để dự phòng trồng dặm ngoài đồng. Cây con trong bầu cần đem trồng hoặc trồng dặm sớm để cây đỡ mất sức lúc cây đã có một lá thật (6-7 ngày sau khi gieo). Không nên trồng quá trễ (quá 10 ngày SKG) cây sẽ phát triển kém, khi trồng dặm lại những cây chết cũng không nên trồng quá trễ.

5. Khoảng cách – Mật độ
Tùy theo thời vụ (mùa mưa trồng thưa hơn), trải bạt (plastic), giống, dạng đất, yêu cầu của thị trường về độ lớn trái mà khoảng cách, mật độ trồng có thể áp dụng như sau:

S

T

T

 

Tên giống

Có trải bạt (Plastic)

Không trải bạt

Khoảng cách hàng đôi (mét)

Mật độ

(cây/1.000m2)

Khoảng cách hàng đôi (mét)

Mật độ

(cây/1.000m2)

1

TN308, TN386, TN435, TN547, TN894, TN 977, TN196, TN467, TN522, …

0,4 x 4,5-5/2cây

1.000-1.100

0,4 x 5,5-6/2cây

833-909

2

Các giống khác: TN10, TN12, TN78, TN101, TN568A, TN284, Hồng lương, Sugar baby, hạt lép TN736

 

0,5 x 4,5-5/2cây

800-880

 

0,5 x 5,5-6/2cây

666-727

 

 6. Phân bón
  - Loại, lượng phân bón trung bình như sau:100kg NPK 20-20-15 + 5kg Urê và 5kg KCl cho 1.000 m2
  - Hoặcsử dụng phân đơn tương đương: 33kg Urê + 44kg DAP và 30kg KCl cho 1.000 m2.
 - Lịch bón:

T

T

DẪN GIẢI

Phân chuồng

(m3)

Vôi

(kg)

NPK

20-20-15

(kg)

KCl

(kg)

Urê

(kg)

Ghi chú

1

Trước bón lót 10 ngày

0

50-100

0

0

0

- Lượng vôi sử dụng nhiều hay ít tùy theo độ pH. Độ pH thấp khoảng 4-5 thì sử dụng 100kg/1.000m2.

- Rải vôi theo băng líp, xới đất.

2

Bón lót

2

0

40

0

0

- Rải phân cày lấp lên líp (mô). Làm mương thoát nước trong mùa mưa.

3

Bón thúc đợt 1 (20 – 25 ngày SKG)

0

0

40

0

0

- Rải phân theo mí (bìa) plastic của líp, cày lấp phân và cày toàn bộ khu vựa dưa bò.

4

Bón thúc đợt 2 (35-40 ngày SKG, ngay khi đang tuyển trái)

0

0

10

0

5

- Dẫn nước vào mương, đắp chặn hai đầu mương.

- Rải đều phân theo mương dẫn nước.

5

Bón thúc đợt 3 (45-50 ngày SKG)

0

0

10

5

0

- Dẫn nước vào mương đắp chặn hai đầu mương.

- Rải đều phân theo mương dẫn nước.

 

Tổng cộng

 

2

 

50-100

 

100

 

5

 

5

 

 

Sau khi trồng lúc cây còn nhỏ có thể tưới phân bổ sung ở gốc như DAP hoặc urê, tùy tình hình sinh trưởng mà tưới theo liều lượng phân; loại phân và số lần tưới, kết hợp sử dụng phân vi sinh Bảo Đắc ra rễ và ra lá để bổ sung phân và vi lượng cho cây dưa hấu. Cần lưu ý, khi bón phân phải cân đối NPK, nếu thừa đạm, lân, thiếu kali sẽ dẫn đến khó đậu trái, tỷ lệ nứt trái ngoài đồng cao, cây dễ bị bệnh hơn, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng và trái không để lâu được sau khi thu hoạch, cũng như sử dụng kích thích tố hậu quả là sẽ xảy ra tình trạng giống như bón phân thừa đạm (N), lân, thiếu Kali.

Ghi chú: lượng phân bón cho dưa hấu không trải bạt cũng gần tương đương lượng phân nêu trên. Tuy nhiên mỗi lần bón cần phải bồi gốc, giữa hai lần bón có thể ngâm phân (Urê, DAP, hoặc NPK 20-20-15 tùy tình hình thừa - thiếu phân của dưa hấu) với nước pha loãng tưới gốc.
 
7. Tưới nước
 Dẫn nước vào mương (dùng phương pháp tưới thấm) đắp chặn 2 đầu mương, nước thấm đều vào 2 bên mô dưa hấu. Vào vụ Đông Xuân (mùa khô), tùy theo đất đai, khí hậu mà thời gian cách nhau giữa 2 lần tưới ngắn hay dài, trung bình khoảng 4-5 ngày/1 lần tưới. Phải cung cấp đủ nước điều hòa cho dưa hấu, vào mùa nắng nên tưới định kỳ. Cây dưa hấu lúc thiếu nước, lúc thừa nước sẽ phát triển kém, thường xảy ra nứt, nổ trái ngoài đồng.

 8. Làm cỏ
       - 10-15 ngày SKG cần phải nhổ cỏ ở lỗ trồng mọc xung quanh gốc dưa.
- 20-30 ngày sau khi gieo trồng cần phun thuốc diệt cỏ Gramaxone ở lòng mương dẫn nước, dùng loa che ở đầu vòi khi phun, rà sát xuống ngọn cỏ tránh thuốc rơi dính vào dưa hấu.
 
9. Tỉa dây – Sử nhánh
 Khoảng 15 ngày SKG, tiến hành sửa dây, bắt dây dưa bò theo hàng lối và thẳng góc với líp, đồng thời tỉa nhánh ngang (dây chèo), mỗi gốc tỉa còn lại 1 thân chính và 2 nhánh ngang dài tốt nhất để sau này việc thụ phấn bổ sung và tuyển trái dễ dàng. Kết hợp chủ động loại bỏ sớm những nụ cái, trái non ở vị trí không thích hợp. Công việc này tiến hành liên tục và chấm dứt khi bắt đầu thụ phấn bổ sung.

 10. Thụ phấn bổ sung và tuyển trái
 - Chăm sóc tốt trà dưa để cho dưa hấu phát triển đồng đều, ra hoa đồng loạt, thụ phấn bổ sung dứt điểm nhanh và khi thu hoạch trái chín đồng loạt.
- Khi trà dưa ra nụ cái thứ 3 đạt 70% và nụ cái thứ 2 đạt tỷ lệ 30% trên thân chính (khoảng 33-34 ngày sau khi gieo) nên tiến hành thụ phấn bổ sung. Thụ phấn bổ sung hàng ngày bắt đầu từ 6 giờ đến 9 giờ sáng. Thông thường, thụ phấn bổ sung kéo dài từ 5-6 ngày là chấm dứt khi hoàn tất thụ phấn bổ sung 2 trái trên dây chèo và 1 trái trên thân chính.
- Sau đó tiến hành tuyển trái: trên 1 gốc, chọn 1 trái tròn đều, cuống to, nhiều lông tơ không tì vết giữ lại. Còn trái kia loại bỏ sớm.
 
11. Lót trái
Vào mùa mưa, sau khi tuyển cần tiến hành dùng 2 thanh gỗ tươi (nhánh cây tươi, gỗ tạp) dài 15-20cm, đường kính 2,0-2,5 cm lót trái (kê trái) để tránh trái tiếp xúc với đất ẩm làm trái bị sượng hoặc thối trái, đề phòng mối đục trái làm hư hại (trồng vùng đất mới khai hoang như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh…)

12. Thu hoạch:
 -  Ngày thu hoạch tùy thuộc vào đặc tính giống, thời tiết….
- Thông thường ở miền Nam, khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn bổ sung là dưa hấu đã chín. Để cho chất lượng trái đảm bảo ngon ngọt, trước khi thu hoạch 7-10 ngày cần phải giảm, cắt nước tùy theo vùng đất. Sau đó cắt, vận chuyển nhẹ nhàng, bảo quản nơi thoáng mát.

Nguồn.http://trangnong.com.vn

 

 

Đánh giá:

 

                   

4/5 (1 bình chọn)

 

Đang xử lý...